Các nhà thiên văn học đã công bố phát hiện ‘đường hầm’ nối liền Hệ Mặt Trời với các ngôi sao khác.
Phát hiện mới đây đã khiến giới thiên văn học sửng sốt khi sử dụng dữ liệu từ eROSITA, một kính thiên văn tia X tiên tiến thuộc dự án Spektr-RG. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra một “đường hầm vũ trụ” kết nối Hệ Mặt Trời với các ngôi sao khác. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí thiên văn học Astronomy & Astrophysics.
eROSITA là một công cụ khoa học đặc biệt do Viện Max Planck của Đức phát triển, với nhiệm vụ khảo sát toàn bầu trời trong dải tia X mềm. Được phóng lên vào năm 2019 và hoạt động tại điểm Lagrange 2 (L2), eROSITA đã góp phần quan trọng trong việc khám phá các cấu trúc vũ trụ khổng lồ, bao gồm phát hiện đầy bất ngờ về các “đường hầm vũ trụ”.
Dữ liệu từ eROSITA cho thấy Bong bóng Nóng Cục Bộ không chỉ là vùng khí trơ tĩnh lặng mà còn tồn tại các kết nối động. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện đường hầm vũ trụ chạy xuyên qua vật chất trong Bong bóng, kết nối Hệ Mặt Trời với chòm sao Centaurus và Canis Major. Những kết nối này mở ra câu hỏi về một mạng lưới rộng lớn hơn trong Dải Ngân Hà.
Các đường hầm vũ trụ này khác biệt với wormholes được tiên đoán bởi thuyết tương đối của Einstein. Chúng không phải là lỗ hổng trong không-thời gian mà chỉ là các kênh liên kết giữa các vùng vật chất liên sao, gợi ý về sự phức tạp và kết nối đáng ngạc nhiên trong vũ trụ.
Một phát hiện mới đây đã khiến giới thiên văn học sửng sốt. Sử dụng dữ liệu từ eROSITA, một kính thiên văn tia X tiên tiến thuộc dự án Spektr-RG, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra một “đường hầm vũ trụ” kết nối Hệ Mặt Trời của chúng ta với các ngôi sao khác. Được biết, nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí thiên văn học Astronomy & Astrophysics.
eROSITA là một công cụ khoa học đặc biệt do Viện Max Planck của Đức phát triển, với nhiệm vụ chính là khảo sát toàn bầu trời trong dải tia X mềm. Đây là một phần của dự án hợp tác giữa Nga và Đức, được phóng lên vào năm 2019 và hoạt động tại điểm Lagrange 2 (L2), cách Trái Đất 1,5 triệu km. Với khả năng thu thập dữ liệu chi tiết về các hiện tượng năng lượng cao trong vũ trụ, eROSITA đã góp phần quan trọng trong việc khám phá các cấu trúc vũ trụ khổng lồ, bao gồm phát hiện đầy bất ngờ về các “đường hầm vũ trụ” lần này.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng Hệ Mặt Trời nằm trong một khu vực gọi là Local Hot Bubble (Bong bóng Nóng Cục Bộ). Đây là một vùng không gian có đường kính khoảng 300 năm ánh sáng, chứa đầy khí nóng ở nhiệt độ hàng triệu độ C, được cho là tàn dư của nhiều vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cách đây từ 10 đến 20 triệu năm. Vùng không gian này bao quanh Hệ Mặt Trời và đóng vai trò như một khu vực chuyển tiếp giữa các khu vực sao khác trong Dải Ngân Hà.
Dữ liệu từ eROSITA cho thấy rằng Bong bóng Nóng Cục Bộ không chỉ là một vùng khí trơ tĩnh lặng, mà bên trong nó tồn tại các kết nối động. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đường hầm vũ trụ chạy xuyên qua vật chất trong Bong bóng, kéo dài từ Hệ Mặt Trời đến chòm sao Centaurus. Thậm chí, họ còn tìm thấy một đường hầm thứ hai kết nối Hệ Mặt Trời với chòm sao Canis Major. Những kết nối này không chỉ bất ngờ mà còn đặt ra câu hỏi liệu chúng có phải là một phần của một mạng lưới rộng lớn hơn trong Dải Ngân Hà.
Ý tưởng về các đường hầm vũ trụ này dễ khiến chúng ta liên tưởng đến wormholes – hay ‘lỗ sâu’ – những lỗ hổng trong không-thời gian được tiên đoán bởi thuyết tương đối của Einstein. Theo lý thuyết, wormholes có khả năng kết nối hai điểm bất kỳ trong vũ trụ bằng cách “bẻ cong” không-thời gian, tạo ra các lối đi tắt giữa những khoảng cách tưởng chừng không thể vượt qua.
Tuy nhiên, các đường hầm vũ trụ vừa được phát hiện khác biệt rõ rệt. Chúng không phải là những lỗ hổng trong không-thời gian, mà dường như chỉ là các kênh liên kết giữa các vùng vật chất liên sao. Không có bằng chứng cho thấy chúng cho phép di chuyển tức thời, nhưng phát hiện này vẫn gợi ý rằng vũ trụ có thể phức tạp và kết nối hơn những gì chúng ta từng hình dung.